Trực tuyến một phần  Thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc

Ký hiệu thủ tục: 2.000748.000.00.00.H15
Lượt xem: 1309
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Hộ tịch
Cách thức thực hiện

Công dân nộp hồ sơ, nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, thị xã, thành phố hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân.

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


- Trong ngày đối với việc bổ sung hộ tịch, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo;



- 03 ngày làm việc đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 06 ngày làm việc.


Ðối tượng thực hiện Cá nhân
Kết quả thực hiện


Bản chính Trích lục hộ tịch


Lệ phí


Không


Phí


- 80.000 đồng/trường hợp đối với trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc có yếu tố nước ngoài;



- 30.000 đồng/trường hợp đối với trường hợp thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên


Căn cứ pháp lý

- Luật Hộ tịch năm 2014;


- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ;


- Nghị định số 87/2020/NĐ- CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ;


- Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ;


- Thông tư số 04/2020/TTBTP ngày 28/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;


- Thông tư số 01/2022/TTBTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;


- Thông tư số 03/2023/TTBTP ngày 02/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;


- Thông tư số 281/2016/TTBTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;


- Thông tư số 85/2019/TTBTC ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;


- Thông tư số 106/2021/TTBTC ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;


- Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Đắk Lắk;


- Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Đắk Lắk.


 

- Bước 1: Công dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, thị xã, thành phố.

- Bước 2: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết Phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

 - Bước 3: Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thời gian: các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ Lễ theo quy định). Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 00 phút. Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

- Tờ khai theo mẫu quy định; - Giấy tờ liên quan tới việc thay đổi, cải chính hộ tịch. Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; - Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. - Ngoài thành phần hồ sơ nêu trên, người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được vận hành thống nhất trên cả nước, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

File mẫu:

  • - Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc theo mẫu. Tải về In ấn

* Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch - Điều kiện thay đổi họ, tên: Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: + Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó. + Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt. + Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con. + Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại. + Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình. + Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính. + Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. (Cơ sở pháp lý: Điều 27 Bộ Luật dân sự 2005) - Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi (Cơ sở pháp lý: Điều 45 Luật Hộ tịch) - Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó. - Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch. (Cơ sở pháp lý: Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP) * Điều kiện xác định lại dân tộc: - Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ. - Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây: + Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau; + Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai. - Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó. (Cơ sở pháp lý: 28 Bộ Luật dân sự 2005)